A. Bình chữa cháy CO2 MT3 có những tính năng gì?
-
Cấu tạo của bình chữa cháy CO2 MT3
+ Vỏ bình: Được làm bằng thép chịu áp lực cao, có khả năng chịu được áp suất lớn.
+ Van nạp khí xả: Là bộ phận điều khiển việc xả khí CO2 ra ngoài khi sử dụng.
+ Vòi loa phun: Làm bằng vật liệu chịu nhiệt cách điện. Dẫn khí CO2 từ van xả đến đầu phun, tạo thành tia khí CO2 để dập lửa.
-
Nguyên lý hoạt động của bình chữa cháy CO2 MT3
Khi kích hoạt van xả, khí CO2 lỏng bên trong bình sẽ bốc hơi nhanh chóng, tạo thành đám mây khí lạnh bao phủ đám cháy. Khí CO2 sẽ làm giảm nồng độ oxy, hạ nhiệt độ và ngăn chặn quá trình cháy.
-
Công dụng
+ Chữa cháy hiệu quả các đám cháy loại B (chất lỏng dễ cháy) và loại C (khí dễ cháy): xăng, dầu, khí gas, các thiết bị điện…
+ Đặc biệt hiệu quả với các đám cháy thiết bị điện vì không dẫn điện, không gây hư hại thiết bị.
+ Để lại hiện trường sạch sẽ, không gây ô nhiễm môi trường.
-
Cách sử dụng
+ Khi xảy ra cháy, xách Bình Chữa Cháy Khí CO2 MT3 tiếp cận đám cháy, một tay cầm loa phun hướng vào gốc lửa tối thiểu là 0,5m còn tay kia mở khóa van bình.
+ Cầm chặt lăng phun, thuận theo chiều gió và bóp cò, bột sẽ được phun ra.
+ Do có sự chênh lệch về áp suất, CO2 lỏng trong bình thoát ra ngoài qua hệ thống ống lặn và loa phun chuyển thành dạng như tuyết thán khí, lạnh tới -790C. Khi phun vào đám cháy CO2 có tác dụng làm loãng nồng độ hỗn hợp hơi khí cháy, đồng thời làm lạnh vùng cháy dẫn tới triệt tiêu đám cháy.
-
Chú ý khi sử dụng bình chữa cháy CO2
+ Không sử dụng Bình Chữa Cháy Khí CO2 MT3 để chữa các đám cháy có kim loại kiềm, kiềm thổ, than cốc, phân đạm. Vì khi phun khí CO2 vào đám cháy sẽ sinh ra phản ứng hoá học, trong phản ứng đó sẽ tạo ra khí CO là loại khí vừa độc hại vừa có nguy hiểm cháy nổ làm cho đám cháy phát triển phức tạp thêm.
+ Khi phun tuỳ thuộc vào từng đám cháy mà chọn vị trí, khoảng cách đứng phun cho phù hợp.Khi dập các đám cháy chất lỏng phải phun phủ lên bề mặt cháy, tránh phun sục xuống chất lỏng.
+ Không nên sử dụng bình để dập các đám cháy ngoài trời. Nếu dùng, khi phun phải chọn đầu hướng gió. Không nên dùng bình khí CO2 chữa các đám cháy ở nơi trống trải, có gió mạnh vì hiệu quả thấp.
+ Khi phun phải cầm vào phần nhựa của loa phun, tránh cầm vào phần kim loại và nhất là không để khí CO2 phun vào người sẽ gây bỏng lạnh.
+ Khi chữa cháy các thiết bị có điện cao thế phải đi ủng và găng tay cách điện; chữa cháy trong phòng kín phải có biện pháp bảo đảm an toàn cho người.
+ Đặt bình ở nơi râm mát, dễ thấy, dễ lấy, thuận tiện khi sử dụng. Không để bình ở nơi có nhiệt độ cao quá 550C dễ gây hiện tượng tăng áp suất dẫn đến nổ bình nếu van an toàn không hoạt động.
-
Cách kiểm tra, bảo quản, bảo dưỡng
+ Định kỳ 6 tháng 1 lần bảo dưỡng và nạp lại lượng CO2 trong bình.
+ Phương pháp kiểm tra lượng CO2 trong Bình Chữa Cháy Khí Co2 phổ biến là phương pháp cân, nếu thấy lượng CO2 giảm so với lượng CO2 ban đầu là bình bị rò khí.
+ Bình đã sử dụng chữa cháy hoặc đã hết khí thì nhất thiết phải nạp lại.
b. Thông số kỹ thuật
Tên sản phẩm | Bình chữa cháy CO2 MT3 |
Tổng trọng lượng khoảng | 10Kg |
Trọng lượng tịnh | 3Kg |
Áp suất làm việc (Mpa) | 17.5~22.5 Mpa |
Thời gian phun (20°C) | >5s |
Phạm vi nhiệt độ sử dụng (°C) | -10~55°C |
Khoảng cách phun (m) | 2-5m |
c. Một số câu hỏi thường gặp
1. Bình chữa cháy CO2 dập được đám cháy nào?
Bình CO2 thích hợp dập cháy điện, chất lỏng (xăng, dầu), chất khí. Không hiệu quả với đám cháy than, kim loại, hoặc đám cháy ngoài trời lớn.
2. Bình CO2 có nguy hiểm không?
Bình CO2 an toàn nếu dùng đúng cách, nhưng cần lưu ý:
-
Khí CO2 nặng hơn không khí, dễ gây ngạt trong không gian kín.
-
Phun trực tiếp vào người dễ gây bỏng lạnh.
-
Áp suất cao, tránh va đập mạnh làm nổ bình.
3. Bình CO2 và bình bột loại nào tốt hơn?
-
Bình CO2: Phù hợp đám cháy điện, không để lại bột bẩn.
-
Bình bột: Dập nhiều loại đám cháy hơn, nhưng bột khó vệ sinh và dễ làm hỏng thiết bị điện.
Đánh giá Bình Chữa Cháy CO2 3Kg Có Tem Kiểm Định MT3